top of page

What is missing in TPP labor language?

Hiệp định Đối tác Chiến lược Thái Bình Dương (gọi tắt là TPP) được kỳ vọng là một hiệp định thương mại “free and fair”, tức là “không chỉ tự do mà còn công bằng”. Cụ thể, với việc thông qua Hiệp định, 12 quốc gia thành viên có thể viết nên và thống nhất các nguyên tắc hợp tác vừa thúc đẩy thương mại một cách tự nguyện, vừa đảm bảo cạnh tranh công bằng bằng cách bảo vệ “ở mức cao” quyền cơ bản của người lao động hay ngăn chặn “chạy đua xuống đáy” về chi phí lao động.

Tuy nhiên, TPP tự nó sẽ tạo ra ít nhất ba (03) thách thức sau đây cho các nước thành viên, đặc biệt là Việt Nam, về khía cạnh thực thi các nghĩa vụ lao động trong Hiệp định. Liệu có thể biến thách thức thành cơ hội? Câu trả lời chủ yếu nằm ở năng lực nghiên cứu và thực thi của chính phủ, bên cạnh nỗ lực hợp tác với các đối tác xã hội có liên quan trong và ngoài nước.

Thách thức thứ nhất, TPP vẫn chưa tháo gỡ được vướng mắc về việc hiểu và diễn giải các quyền lao động cơ bản của Tổ chức lao động quốc tế (ILO). Các quyền về tự do hiệp hội, thương lượng tập thể, lao động cưỡng bức, lao động trẻ em và phân biệt đối xử, v.v. từ lâu đã được xem là khó cụ thể hóa, khó đo lường và khó thực thi.

Đây là một thách thức không còn mới đối với các nhà làm luật và thực hành luật ở nhiều quốc gia, nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu đã và đang áp dụng các tiêu chuẩn này vào thực tiễn sản xuất và thương mại, trong khoảng hơn 15 năm trở lại đây, từ trước khi có TPP.

Các bộ luật lao động khác nhau, các nguyên tắc ứng xử (CoC) khác nhau có thể có cách diễn giải khác nhau về cùng một tiêu chuẩn lao động cơ bản. Ví dụ vấn đề tự do hiệp hội đã được đặt ra trong các chương trình tuân thủ của các nhãn hàng lớn như NIKE, Columbia, v.v. hay các hệ thống thực thi tiêu chuẩn mà chính các tập đoàn này là thành viên như SAI, WRAP, FLA, ETI. Tuy nhiên mỗi chương trình lại có cách tiếp cận khác nhau. SA800 và ETI yêu cầu các thành viên phải hỗ trợ việc xây dựng và áp dụng các phương tiện tổ chức và thành lập công đoàn, chống phân biệt đối xử trong khi thực hành quyền tự do hiệp hội và tiếp cận thành viên. Các tập đoàn bán lẻ Addidas, NIKE, Reebok yêu cầu các nhà máy cung ứng phải có đại diện người lao động trong các vấn đề về an toàn vệ sinh lao động, kế hoạch sản xuất, v.v. còn FLA tập trung vào công cụ lấy ý kiến người lao động trên diện rộng để bảo đảm mức độ đại diện và đặc biệt phải tôn trọng yếu tố “nặc danh” trong các trường hợp của người lao động tại các quốc gia chưa thực hiện tự do hiệp hội như Trung Quốc hay Việt Nam.

Một nhà máy gia công muốn đạt được điều kiện về đơn hàng của nhiều hơn một người mua sẽ phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu với nhiều tiêu chí “lặp lại” và “chồng chéo” này. Điều này đã trở thành gánh nặng về thủ tục và chi phí đánh giá (audit) đối với nhiều doanh nghiệp, họ thường nỗ lực để đạt chứng chỉ chứ không quan tâm đến hiệu quả tuân thủ và bảo vệ quyền/lợi ích của người lao động nói chung không được cải thiện là mấy.

Lưu ý rằng đã từ lâu, trong nhiều trường hợp, các Bộ Quy tắc ứng xử nhằm thúc đẩy tiêu chuẩn lao động dọc theo các chuỗi cung ứng toàn cầu đã đặt ra các yêu cầu cao hơn luật pháp tại các nước cung ứng vốn là các quốc gia đang phát triển.

Quay trở lại TPP, việc hiểu và diễn giải các tiêu chuẩn ILO lại tiếp tục tạo tranh cãi, và quan trọng là gây khó khăn trong quá trình thực thi ở các quốc gia thành viên trong khối. Một trong những nghĩa vụ gây tranh cãi trong Thỏa thuận hai bên Việt Nam – Hoa kỳ về Thúc đẩy Quan hệ lao động và Thương mại (thuộc Chương 19 về Lao động trong TPP) là việc đăng ký để trở thành đại diện người lao động của các tổ chức không phải là thành viên của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (VGCL). Các tổ chức này khi muốn được thành lập tổ chức của mình phải có được sự cho phép của một cơ quan chính phủ “có thẩm quyền”. Yêu cầu này được cho là không thống nhất với Điều 2 của Công ước 87 về tự do hiệp hội vốn quy định “mọi người lao động…không có bất kỳ sự phân biệt nào…được quyền thành lập …và tham gia các tổ chức do chính mình lựa chọn… …mà không cần có sự cho phép nào từ trước.”

Một luồng ý kiến cho rằng đây là một sự nhượng bộ lớn từ phía Hoa kỳ và là một thắng lợi của đoàn đàm phán Việt Nam khi tiếp tục tận dụng những quy định và hướng dẫn gây tranh cãi của ILO nhằm đạt được ưu thế riêng trong quá trình thúc đẩy tiến trình tự do hiệp hội “còn rất lâu mới thành hiện thực” tại Việt Nam. Trong khi đó luồng ý kiến khác lại đồng tình với cái gọi là “bước đi đầu tiên” mang tính thực tế để tự do hiệp hội có thể len lỏi dần dần vào đời sống dân sự còn non trẻ ở nước này, mà không nên áp đặt một cách cứng nhắc và toàn diện mọi nguyên tắc cơ bản của tự do hiệp hội bao gồm tự do biểu đạt, tự do biểu tình, tự do lập hội và đặc biệt là nền tảng của một xã hội dân chủ mà chính các nước phát triển cũng gặp vô vàn thách thức để tiến đến.

Như vậy thách thức cơ bản đầu tiên của TPP về vấn đề lao động là trước mắt sẽ tạo ra nhiều bất đồng trong việc cải cách pháp luật và khó khăn trong việc thực thi các nghĩa vụ này ở VIệt Nam. Mục tiêu tăng trưởng thương mại đi đôi với bảo vệ quyền lợi người lao động thông qua các tiêu chuẩn của ILO, vì thế sẽ còn rất xa ở phía trước.

(còn tiếp)

TPP

 

"There are no great organizations.

There are only great people who make great organizations"

-----------

Respect Vietnam prepares purpose-driven leaders

& people-centric organizations

in the face of the fast-changing world of work



Tags:

bottom of page