top of page

Đừng để nỗi sợ hãi dẫn dắt bản thân

"PHỤ NỮ VIỆT NAM – ĐỪNG ĐỂ NỖI SỢ HÃI DẪN DẮT BẠN" - Một phụ nữ Hà Lan tiêu biểu, bà Nienke Trooster - Nguyên Đại Sứ Hà Lan tại Việt Nam, đã nghĩ về người Việt nói chung và phụ nữ Việt nói riêng như thế nào, với kinh nghiệm hơn bốn năm sống và làm việc tại Việt Nam vừa qua.


Trong khuôn khổ Diễn đàn WOMEN4WOMEN, Respect Việt Nam đã có cơ hội phỏng vấn Nguyên Đại Sứ Hà Lan tại Việt Nam NIENKE TROOSTER về người Việt, phụ nữ Việt và góc nhìn từ phía một người Hà Lan.




CHỊ ĐẶNG THỊ HẢI HÀ – NHÀ SÁNG LẬP RESPECT VIETNAM


"Cảm ơn bà đại sứ vì đã dành thời gian cùng tham gia với chúng tôi trong một diễn đàn trực tuyến phụ nữ giúp đỡ phụ nữ tại nơi làm việc - WOMEN4WOMEN - Diễn đàn này là nơi để phụ nữ nói về phụ nữ, để chúng ta chia sẻ những câu chuyện, kinh nghiệm, và quan điểm về tất cả những điều diễn ra tại nơi làm việc. Được trò chuyện cùng bà là một vinh dự của chúng tôi, và sẽ thật tuyệt nếu bà có thể chia sẻ các câu chuyện của mình, bất kì câu chuyện hay kinh nghiệm nào của bà trong những năm sống và làm việc tại Việt Nam. Cũng như cách bà và đồng nghiệp đạt được thành tựu trong công việc. Tôi tin là đã có rất nhiều thành công, nhưng mong bà hãy chia sẻ một câu chuyện ấn tượng nhất"



BÀ NIENKE TROOSTER – Nguyên Đại Sứ HÀ LAN TẠI VIỆT NAM



Những người phụ nữ Việt Nam tuyệt vời. Họ thật sự rất chăm chỉ và thông minh. Chúng tôi rất vui khi làm việc cùng nhau.

Tôi đã làm việc tại Việt Nam được 4 năm nhưng thật khó để chọn ra một câu chuyện thành công. Thực ra, tôi không thích ý tưởng về câu chuyện thành công vì tôi nghĩ không có thành công nào là riêng lẻ. Sự thành công của một nhóm là khi có được niềm tin vững bền giữa các thành viên. Tôi nghĩ điều này rất quan trọng. Và dĩ nhiên, có những khoảnh khắc bạn thấy vui sướng vì công việc được hoàn thành tốt, ví dụ như khi chúng tôi đón tiếp Nữ hoàng đến Việt Nam.

Đây thực sự là một sự kiện lớn và rất căng thẳng, chúng tôi luôn lo lắng liệu có gì sai sót không, nhưng Nữ hoàng thật sự rất dễ mến. Đến cuối cùng thì mọi việc đều ổn thoả bởi bạn biết rằng mình đang làm việc với những đồng nghiệp mà bạn tin tưởng và họ không hề có mục đích hay quyền lợi ngầm nào khác. Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là sự trung thành, cởi mở và minh bạch với nhóm của mình. Một điều khác cũng rất quan trọng là phụ nữ là hãy cư xử cởi mở với nhau, ví dụ như chúng tôi hay khen nhau khi mặc một chiếc váy đẹp. Đối với đàn ông, làm như vậy thì khá kì lạ nhưng phụ nữ chúng ta có thể dành tặng lời khen cho nhau để thể hiện sự quan tâm đến đối phương.

Hầu hết nhân viên trong nhóm của tôi là phụ nữ, những người phụ nữ Việt Nam tuyệt vời. Họ thật sự rất chăm chỉ và thông minh. Chúng tôi rất vui khi làm việc cùng nhau. Chúng tôi đã cùng nhau tạo ra nhiều thành công và một trong các thành công mà tôi thật sự tự hào là Triển lãm Ảnh Báo chí Thế giới ở Việt Nam được tổ chức bởi một nhóm nhỏ các nhân viên sứ quán. Đây là một triển lãm với rất nhiều câu chuyện nhạy cảm trên khắp thế giới được giới thiệu ở Việt Nam. Tôi nghĩ những câu chuyện này cần được trưng bày tại Việt Nam vì người dân ở đây đang sẵn lòng trở thành một phần của thế giới. Đây cũng là điều tôi thấy được ở các đồng nghiệp người Việt, họ háo hức trở thành một công dân toàn cầu.Tổ chức thành công một triển lãm trưng bày rất nhiều khía cạnh khác nhau không phải là một nhiệm vụ đơn giản. Nhưng đây là một nhiệm vụ quan trọng và tôi nghĩ nó đã diễn ra tốt đẹp. Dĩ nhiên là chúng tôi phải trải qua một quy trình kiểm duyệt khắt khe, nhưng chúng tôi đã làm được và đó là một thành công lớn.

Rất nhiều người đã đến xem triển lãm. Tôi cũng rất vui vì được gặp nhiều nữ nhiếp ảnh gia người Việt. Các bạn có các nhiếp ảnh gia nữ xuất sắc. Tôi thật sự rất tự hào về sự kiện này nhưng tôi nghĩ rằng điều quan trọng là chúng tôi có thể cùng nhau chia sẻ thành công này như một nhóm, không phải chỉ là một cá nhân đơn lẻ. Chúng tôi thực sự tự hào về thành công của mình bởi mỗi người đều không có điều gì cần phải che giấu, không ai làm việc vì quyền lợi ngầm của cá nhân cả.



CHỊ HÀ: Cho phép tôi được tóm lược lại các ý chính trong chia sẻ của bà. Bà đã thành công trong việc tổ chức triển lãm ảnh báo chí tại Việt Nam và được nhiều người biết đến. Triển lãm đã tạo ra không gian để nhiều nhiếp ảnh nữ tham gia, qua đó, phụ nữ được trao quyền, một sự trao quyền thật sự. Điều này thật tuyệt. Chúng tôi rất muốn bà chia sẻ thêm về cách bà truyền đi thông điệp “phụ nữ được trao quyền” khi làm việc với các đồng nghiệp và đối tác của mình. Đây có phải là một trong các thách thức khi làm việc tại Việt Nam?

NGUYÊN ĐẠI SỨ: Một trong các thách thức dĩ nhiên là việc mọi người không quen với việc theo đuổi ý kiến của chính mình. Người Hà Lan chúng tôi rất thẳng thắn. Chúng tôi vẫn được biết đến vì tính cách thẳng thắn, không vòng vo, xã giao về những chủ đề như thời tiết, thăm hỏi bâng quơ về gia đình bạn. Khi muốn mua thứ gì đó, chúng tôi hỏi thứ đó bao nhiêu tiền. Đối với nhiều nền văn hoá, tính cách này của chúng tôi quá thẳng.

Tôi thấy rằng tại Việt Nam, phụ nữ thường không lên tiếng cho chính mình. Họ quen với việc làm theo ý người khác. Tôi nghĩ điều quan trọng là chúng ta phải thấy rằng mình có tài năng và trí thông minh, nhiệt huyết và ý tưởng. Nguồn cảm hứng có thể đến từ tất cả mọi người vì tôi tin rằng, luôn có một khía cạnh thú vị ẩn sau mỗi người. Vì vậy, tôi cố gắng để tất cả mọi người đều tham gia vào quá trình tư duy và lên ý tưởng. Điều này không dễ dàng nhưng tôi nghĩ là sau 4 năm làm việc tại Việt Nam, chúng tôi đã có nhiều thảo luận hơn trong các cuộc họp nhân viên. Mọi người có thể chia sẻ với nhau về những lo ngại của mình. Không ai biết chính xác điều gì là đúng về tất cả mọi việc. Mỗi người sẽ cho rằng thế này là đúng hoặc thế kia mới là đúng và chia sẻ sự băn khoăn, hay những suy nghĩ khác nhau không có nghĩa là họ đang gây ra mâu thuẫn mà là đang cố gắng tìm ra giải pháp bằng cách đưa ra nhiều quan điểm

Đối với tôi, việc có nhân viên giải thích cho tôi về cách mọi việc vận hành ở Việt Nam và những khác biệt văn hoá giữa hai nước là rất cần thiết. Ví dụ ở Hà Lan, khi một nhân viên của tôi sinh con thì mọi người sẽ đến thăm ngay lập tức. Thường chúng tôi đến thăm vào ngày đầu tiên, hoặc ngày thứ hai, hoặc cùng lắm là ngay trong tuần đầu sau khi cô ấy sinh con. Vì thế tôi rất háo hức “Tôi muốn đi thăm” và nhân viên của tôi can “Không không, bà đừng làm thế. Ở Việt Nam, trong tháng đầu tiên, mọi người kiêng đến thăm đứa bé”. Tôi sững sờ “tại sao không đi, tôi muốn thể hiện sự ngưỡng mộ với cô ấy”. Đôi khi bạn phải tôn trọng những khác biệt này vì nếu không thì mọi người thấy hành động của bạn rất khó hiểu. Có lẽ có lý do hợp lý cho việc em bé cần được chăm sóc đặc biệt và không nên làm phiền trong suốt tháng đầu tiên đó. Nhưng đây chỉ là một ví dụ nhỏ, có rất nhiều trường hợp quan trọng hơn, nhờ mọi người giải thích mà tôi biết nếu mình cư xử theo cách ở Hà Lan thì có thể gặp phản ứng không mong đợi.

Việc mọi người cởi mở nói về những điều này là rất có ích, nếu không thì tôi không học được gì về những khác biệt văn hoá cả.

CHỊ HÀ: Như vậy là bà đã có khoảng thời gian tìm hiểu và trải qua nhiều khác biệt văn hoá. Tôi hiểu rằng những việc này rất cần thời gian và trong phạm vi hạn chế về nguồn lực. Vậy làm thế nào bà có thể quản lý nhiều công việc, nhiều lĩnh vực khác nhau trải dài từ kinh tế, văn hoá, và các lĩnh vực khác? Đâu là yếu tố cốt lõi trong giao tiếp giúp bà và mọi người hoàn thành hết các công việc?



NGUYÊN ĐẠI SỨ: Vâng, tôi có một bí quyết: Hãy luôn là chính bạn. Tôi đã nói rằng hãy thành thật và tươi cười bởi đây là điều rất quan trọng. Đừng trầm trọng hoá, điều này vô cùng quan trọng. Và hãy luôn tươi cười. Ngoài ra, tôi không có công thức thần kì nào cả.

CHỊ HÀ: Tôi nghĩ đó chính là giải pháp. Có rất nhiều người chia sẻ rằng người Việt khá cảm tính, chúng tôi rất dễ đưa tình cảm cá nhân vào công việc. Vì vậy khi bà đưa ra những chỉ dẫn cởi mở và thẳng thắn, đi vào trọng tâm với mong đợi rõ ràng, kết hợp với nhiệt huyết và nụ cười của bà, tôi nghĩ đây chính là câu trả lời.

NGUYÊN ĐẠI SỨ: Có lẽ vậy, đối với tôi cũng rất khó nói, tôi không phải là một người hoàn hảo. Luôn có những cách khác nhau để xử lý mọi việc và tôi phải nói với nhân viên của mình là hãy luôn nhìn nhận đúng vấn đề. Ai cũng có vai trò và quyền hạn trong công việc, và điều đó không có nghĩa là người này đáng giá hơn những người khác.

Tôi có những trách nhiệm khác biệt vì tôi là sếp không có nghĩa là công việc tôi làm quan trọng hơn công việc của người phụ nữ chuẩn bị café vì tôi không thể làm tốt được nếu không có café của cô ấy. Chúng ta đều phải phối hợp và nếu tôn trọng lẫn nhau, thành tâm quan tâm đến người khác thì công việc sẽ luôn ổn thỏa. Tuy nhiên, đôi khi tôi cũng nghĩ mình nên quan tâm hơn đến mọi người trên phương diện cá nhân. Tôi hoàn toàn có thể làm tốt hơn.

Nhiều người cho rằng lực lượng lao động Việt Nam khá cảm tính. Rằng chúng tôi đặt quá nhiều cảm xúc và quan điểm cá nhân vào những mối quan hệ công việc. Bà nghĩ sao về điều này?

Thật khó để nói về vấn đề này. Ý tôi là tôi cũng không hoàn hảo. Có nhiều cách khác nhau để giải quyết mọi việc và bạn phải nói chuyện với nhân viên của tôi để có được bức tranh thực tế hơn (cười)

​​

Tôi nghĩ có nhiều điều thú vị và quan trọng hơn là chỉ làm việc, đặc biệt bạn biết gia đình đang mong đợi sự giúp đỡ của bạn. Tôi phải nói rằng tôi ngưỡng mộ phụ nữ ở đây vì họ thường mang gánh nặng gấp đôi. Họ vừa phải chăm sóc gia đình vừa phải đảm nhiệm công việc hằng ngày của họ. ​

​​

Tất nhiên, một trong những thách thức tôi phải đối mặt đó là việc mọi người không chịu đưa ra ý tưởng của riêng mình. Chúng tôi, đặc biệt là người Hà Lan, rất quyết đoán. Chúng tôi được biết đến là những người rất thẳng thắn, chúng tôi không vòng vo tam quốc để hỏi những câu hỏi về thời tiết hoặc hỏi thăm gia đình bạn như thế nào.

Ở Việt Nam, tôi gặp nhiều bạn học sinh hay sinh viên, đặc biệt là phụ nữ, không tự xem mình là những người có thể lên tiếng độc lập trước một vấn đề nào đó. Bạn biết đấy, họ chủ yếu theo dõi và làm theo người khác và tôi nghĩ, đối với chúng ta, thật sự rất cần thiết để tự nhìn nhận bản thân chúng ta là những người có tài năng và sức mạnh tư duy, niềm đam mê, ý tưởng và có khả năng khơi gợi cảm hứng cho mọi người, bởi vì tôi chắc chắn rằng, đằng sau mỗi khuôn mặt nào đó luôn là một con người rất thú vị mà chúng ta chưa biết đến.

Bà đang thúc đẩy rất nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, xã hội và rất nhiều các vấn đề khác. Nhưng chắc chắn có lúc bà gặp những hạn chế về nguồn lực, đặc biệt là giới hạn về thời gian, điều gì là yếu tố then chốt để đảm bảo bà có thể thực hiện được công việc của mình?

Tôi nghĩ rằng câu trả lời là chính bản thân tôi. Trước đó tôi cũng đã nói rằng hãy thành thật như một người chân thành với một nụ cười, nụ cười rất quan trọng. Đừng quá tỏ ra nghiêm túc. Điều đó cực kỳ quan trọng. Hãy nở một nụ cười.

Bà có lời khuyên nào cho giới trẻ Việt Nam không?

Mẹ tôi đã nói với tôi rằng “Điều quan trọng nhất trong cuộc sống này chính là phải biết yêu thương chính mình."

Trước tiên, tôi xin nói rằng tôi được phụ nữ trẻ Việt Nam truyền cảm hứng rất nhiều. Một trong những điều mà tôi nghĩ có lẽ phụ nữ Việt Nam nên làm là họ không nên nghĩ rằng họ cần nhiều lời khuyên từ người khác vì họ có thể tự tin vào chính bản thân mình. Họ đang làm rất tốt và họ có rất nhiều phẩm chất. Vì vậy, tôi nghĩ những gì tôi sẽ nói là hãy tự hào và một trong những điều tôi cũng sẽ nói: Đừng sợ hãi. Mặc dù đôi khi bạn cảm thấy bạn đang ở trong tình huống mà tất cả mọi người kì vọng bạn sẽ cư xử theo một khuôn mẫu nào đó bởi vì bạn là ở vị trí là một người công nhân, một nhân viên hay một người phụ nữ, bạn nên biết tự bạn có một chỗ đứng và vai trò của riêng bạn.

Hãy cố gắng vượt qua nỗi sợ hãi. Nó không phải là điều dễ dàng. Mỗi ngày tôi đều cảm thấy sợ nhưng tôi cố gắng nghĩ rằng "Đừng để nỗi sợ hãi dẫn dắt bạn, tôi biết tôi là một người có thể suy nghĩ tích cực khi có một ý định, một mục đích tích cực". Vì vậy, với mục đích tốt, bạn sẽ có thể nói những gì bạn muốn và làm những gì bạn nghĩ là tốt nhất.

Có lẽ lời khuyên tốt nhất của tôi chính là lời khuyên mẹ tôi đã nói cho tôi nghe. Tôi thật sự yêu bà. Bà ấy không còn ở đây với tôi nữa. Nhưng tôi nghĩ về bà ấy hàng ngày. Mẹ tôi đã nói với tôi rằng “Điều quan trọng nhất trong cuộc sống này chính là phải biết yêu thương chính mình."

 

​"There are no great organizations.

There are only great people who make great organizations"

-----------

Respect Vietnam prepares purpose-driven leaders

& people-centric organizations

in the face of the fast-changing world of work





bottom of page